Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Răng sữa bị đau sâu - Nên nhổ bỏ hay xử lý thế nào?

19/10/2023
Tin tức

Răng sữa bị sâu hay đau là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em. Đây là một bệnh nguy hiểm mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm và điều trị kịp thời bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau, sâu răng sữa hãy cùng nha khoa Mỹ Kim tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Răng sữa chỉ tồn tại vài năm sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Với suy nghĩ như vậy nên rất nhiều bậc phụ huynh lơ là, không chăm sóc cũng như hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
Khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng sữa do ăn nhiều bánh kẹo hoặc do không chăm sóc răng miệng đúng cách. So với răng vĩnh viễn, bé bị sâu răng sữa thường phát triển nhanh hơn. Bắt đầu là những tổn thương ở bề mặt với vết trắng. Lúc này nếu không được xử lý, sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, lớp ngà răng và hình thành những lỗ sâu răng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng sữa

Ngày nay, theo thống kê của các tổ chức y tế, tỷ lệ trẻ bị sâu răng sữa ở trẻ khá phổ biến (chiếm hơn 50%). Theo các chuyên gia, sâu răng sữa có thể bắt nguồn từ một trong các nguyên nhân sau:
Yếu tố từ người mẹ: Các nghiên cứu cho thấy, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc phải các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu thì em bé cũng dễ bị khiếm khuyết men răng. Đó là do sự lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con khi trẻ còn nằm trong bào thai.
Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt: Răng sữa của trẻ có cấu tạo men và ngà mỏng hơn ở người lớn rất nhiều. Trẻ nhỏ lại hầu hết đều yêu thích bánh kẹo, nước ngọt…trong khi và ý thức vệ sinh răng miệng chưa tốt. Do đó, hàm răng của trẻ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại và gây ra tình trạng sâu răng sữa.

tre-em-an-keo-ngot-bi-dau-rang-sua Phòng ngừa tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em

Ngăn ngừa ngay từ trong bụng mẹ

Ở giai đoạn thai kì, mẹ nên ăn những thực phẩm có lợi cho men rằng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Đây là những thực phẩm cung cấp rất nhiều canxi giúp cho lớp men răng của con yêu khi sinh ra sẽ không bị yếu và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày

Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể giúp bé vệ sinh răng miệng bằng cách dùng gạc vệ sinh, nhúng vào nước muối ấm. Nhẹ nhàng vệ sinh răng miệng cho con thật kĩ lưỡng để tránh tình trạng bé bị sâu răng sữa.

Khi bé đến tuổi có thể sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ nên tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé bằng bàn chải. Lưu ý, dùng kem đánh răng cho trẻ em 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi bé đi ngủ.

Cho bé tắm nắng

Nắng sớm rất tốt cho sự phát triển của xương, đặc biệt là khi con còn nhỏ. Mẹ nên tạo điều kiện cho con yêu tắm nắng để chống còi xương, giúp xương hàm của con rắn chắc, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệnh, yếu.

Giúp bé hình thành thói quen tốt

Thói quen ngậm bình sữa, ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối là nguyên nhân làm bé bị sâu răng sữa mẹ nên giúp bé cưng thay đổi.

Ngoài ra, để đảm bảo tình trạng răng miệng của con yêu được tốt nhất, mẹ nên đưa con đến khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp.

Giúp trẻ tạo thói quen tốt tránh bị đau răng sữa

CÙNG NHA KHOA MỸ KIM TÌM HIỂU NHANH VỀ ĐAU RĂNG SỮA VÀ HƯỚNG XỬ LÝ.

Xem thêm>> Vì Sao Chúng Ta Cần Phải Khám Răng Định Kỳ?

Cần làm gì khi trẻ bị đau sâu răng sữa

Sâu răng sữa sẽ khiến trẻ rất khó chịu và có khả năng thể lây lan sang các răng bên cạnh hoặc phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác. Chúng còn có thể ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn mọc sau này, khiến cho răng trưởng thành dễ bị mọc lệch, mọc chậm, không thể mọc hoặc gây tiêu xương hàm…Chính vì những mối nguy hiểm trên, khi trẻ bị sâu răng sữa, cha mẹ có thể áp dụng điều trị bằng một số biện pháp như:

– Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa mới chớm thì có thể dùng thuốc trị sâu răng dành cho trẻ em chấm vào chỗ bị sâu để sát khuẩn và giảm đau cho bé. Căn cứ vào tình trạng của trẻ, nha sĩ sẽ quyết định có nạo bỏ phần sâu răng hay những lỗ sâu rộng hay không. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần phải được thực hiện tại địa chỉ y tế có cơ sở vật chất đảm bảo, uy tín.

– Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa nặng thì cần phải đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ tiến hành loại bỏ phần sâu răng và khắc phục vết sâu bằng cách hàn trám lỗ sâu, khôi phục tính năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.

– Nếu như trẻ bị sâu răng nặng quá không thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa thì sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng sâu để không làm ảnh hưởng đến nướu và lây sang răng khác.

Trẻ em bị đau sâu răng sữa thì phải đến nha khoa để được khám chi tiết
Trẻ em bị đau sâu răng sữa thì phải đến nha khoa để được khám chi tiết 

Xem thêm >> Nha khoa Mỹ Kim - Phòng khám nha khoa uy tín tại Bình Tân

Chúng tôi hi vọng rằng bài viết về răng sữa bị đau sâu đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này và cách giải quyết tốt nhất. Răng sữa bị đau sâu có thể gây ra không ít khó khăn cho bé yêu của bạn, từ đau đớn đến ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện. Quyết định liệu có nên nhổ răng sữa hay xử lý cẩn thận là một quyết định quan trọng.

Nha Khoa Mỹ Kim sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình này. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ nhổ răng sữa an toàn và không đau đớn cho bé yêu của bạn. Đội ngũ nha sĩ tại Nha Khoa Mỹ Kim có kiến thức và kinh nghiệm rộng lớn trong việc xử lý răng sữa bị đau sâu một cách tận tâm và chuyên nghiệp.

Nếu bạn đang đối diện với vấn đề răng sữa đau đớn, hãy để chúng tôi giúp bạn và con yêu của bạn vượt qua mọi khó khăn. Liên hệ với Nha Khoa Mỹ Kim ngay hôm nay để biết thêm chi tiết và đặt lịch hẹn. Chúng tôi rất mong được phục vụ và đồng hành cùng bạn để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt cho con yêu và mang lại nụ cười tự tin.

Thông tin liên hệ nha khoa Mỹ Kim

Zalo Lễ Tân: 0823 423 222

Zalo tư vấn: 0901 358 058 - 0775 675 858

Zalo chăm sóc khách hàng: 0779 699 956 - 0979 489 493

Địa chỉ: 208 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM

Website: nhakhoamykim.com

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan